Dạn Dĩ Đến Gần Đức Chúa Trời
Tôi rất được khích lệ khi nghiên cứu và giảng dạy về nhưng lời cầu nguyện trong Kinh Thánh. Cuốn sách này viết về mười lời cầu nguyện đặc biệt được Kinh Thánh ghi lại, nhưng đây không phải là sách viết về sự cầu nguyện. Tôi viết quyển sách này vì hiện nay đã có quá nhiều sách viết về sự cầu nguyện, và nhất là sách viết về cách cầu nguyện. Nhưng điều chúng ta còn thiểu, đó là một nhận thức sâu sắc có được qua việc “nghe lén” một số lời cầu nguyện quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại. Những lời cầu nguyện đó được ghi lại để chúng ta học hỏi, nhưng tôi cảm thấy dường như chúng đã bị bỏ quên.
Tôi vẫn biết rằng sách viết về những lời cầu nguyện được ghi lại trong Kinh Thánh sẽ khác với sách viết về sự cầu nguyện. Tuy nhiên tôi chưa bao giờ biết được sự khác biệt đó sâu xa như thế nào. Lúc bắt đầu, tôi cho rằng khi nghiên cứu những lời cầu nguyện thì tôi sẽ học hỏi được về sự cầu nguyện. Và tôi đã học được điều đó và còn học được nhiều điều khác nữa.
Nếu bạn muốn học biết về cửa sổ, bạn sẽ học được nhiều khi quan sát một số các cửa sổ. Vấn đề chính yếu đó là bạn sẽ không nhìn vào, mà phải nhìn xuyên qua cửa sổ. Và nếu bạn tò mò giống như tôi, thì chính các cửa sổ đó có khi lại biến mất.
Những lời cầu nguyện trong Kinh Thánh cũng giống như vậy. Điều bạn học được qua những lời cầu nguyện mới quan trọng. Bởi vì đó là những cửa số để nhìn về cõi vĩnh hằng để thấy được những vấn đề sâu xa nhất của cái sống và cái chết. Trước khi bạn quên rằng mình đang nói về một lời cầu nguyện, bạn sẽ giật mình khi thấy đã vượt ra ngoài lời cầu nguyện đó. Thỉnh thoảng tôi vẫn phải gõ nhẹ lên cánh cửa kính để không quên điều mình đang làm.
Thật khó đề biết lời cầu nguyện nào nên được đưa vào hay loại trong cuốn sách này. Chẳng hạn, không thể hoặc ít ra là rất khó, đề bao gồm tắt cả thi thiên. Nói chung, tôi cố gắng chọn những lời cầu nguyện mà qua đó giúp chúng ta học biết về những người đã cầu nguyện, cũng như bối cảnh thúc đẩy họ cầu nguyện.
Tôi đã bỏ qua vài lời cầu nguyện nổi bật. Vì nhiều lý do, tôi không đề cập Bài Cầu Nguyện Chung (vô số sách đã viết về bài cầu nguyện này; hơn nữa lời cầu nguyện này không phát xuất từ một sự tranh chiến nội tâm của Chúa, v.v…). Tôi cũng bỏ qua lời cầu nguyện như thây tế lễ thượng phẩm của Chúa trong Giống 17 mà tôi cảm thấy mình không đủ khả năng để viết. Tôi bỏ qua lời cầu nguyện của Tiên tri Nê-hê-mi—mà tôi rất yêu thích—và hy vọng rằng tôi có thể dành cả một cuốn sách cho lời cầu nguyện đó cùng với những vẫn đề liên hệ. Trong trường hợp lời cầu nguyện của Tiên tri Đa-ni-ên, tôi đã đưa vào và cũng đề cập hầu hết những chi tiết như vậy.
Tôi cũng đưa vào những điều khó có thể cho là thích hợp với sách viết về sự cầu nguyện. Có bao giờ nhảy múa được xem là cầu nguyện không? Vua Đa-vít đã nhảy múa trước mặt Chúa, và nhiều người ngày nay cũng làm thế. Vì vậy tôi đã mở rộng định nghĩa về sự cầu nguyện—vượt xa hơn những điều mà một số người cho là thích hợp để nhìn theo khía cạnh rộng lớn hơn trong mối tương quan giữa thiên thượng và con người.
Dù sự cầu nguyện theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, theo nhận thức của tôi, sự cầu nguyện bắt đầu và kết thúc với Đức Chúa Trời, và đây là bài học đã trở thành điều căn bản cho suy nghĩ của tôi hơn bất kỳ điều gì khác. Đây là động lực cho những chương mở đầu và là chủ đề mà tôi hy vọng sẽ liên kết cả cuốn sách lại với nhau và làm cho trọn vẹn. Đối với tôi, điểm phiêu lưu khi chuẩn bị cuốn sách này, đó là tôi ý thức sâu sắc hơn về bản chất và thân vị của Đức Chúa Trời. Nếu trong khi đọc, bạn nhận được điều mà tôi đã nhận được lúc viết, thì cả hai chúng ta đều được phước.
John White
———————————-
THÔNG TIN VỀ CHÚNG TÔI
ỦY BAN CƠ ĐỐC GIÁO DỤC – HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM (MIỀN BẮC)
- Địa chỉ : Số 2 Ngõ Trạm – Hàng Bông – Hoàn Kiếm – Hà Nội
- Hotline : 0349 013 597 – 0377 234 834 (gặp Khánh)
- Email : codocgiaomucmienbac@gmail.com
- Facebook : Văn Phòng Phẩm Cơ Đốc (group) – Ủy Ban Cơ Đốc Giáo Dục Miền Bắc (page)