Nhu Mì Và Khiêm Nhường
Đây là quyển sách nói về tấm lòng của Đấng Christ. Ngài là ai? Ngài thật sự là ai? Điều tự nhiên nhất đối với Ngài là gì? Điều cháy bỏng bên lồng ngực Ngài là gì khi Ngài đến với tội nhân và những người đang đau khổ? Điều gì tuôn ra từ Ngài cách tự do nhất, bản năng nhất? Ngài là ai?
Quyển sách này được viết cho những người đang chán nản, thất vọng, người mệt mỏi, người không còn hứng thú, người nghi ngờ và cảm thấy trống rỗng. Những người không còn chút năng lượng nhưng vẫn phải gắng gượng. Những người cảm thấy đời sống Cơ Đốc lúc nào cũng như phải chạy ngược lên một chiếc thang cuốn đang đi xuống. Những ai trong chúng ta nghĩ rằng “Không hiểu sao tôi lại làm rối tung rối mù lên như vậy?” Cuốn sách này dành cho nỗi nghỉ ngờ ngày càng tăng rằng Chúa đã hết kiên nhẫn đối với mình rồi. Cho những ai trong chúng ta biết Chúa yêu mình nhưng lại nghĩ mình đã làm cho Ngài vô cùng thất vọng. Cho những người nói với người khác về tình yêu của Chúa nhưng bản thân lại thắc mắc liệu Chúa có nuôi dưỡng chút oán giận nào đối với mình không. Cho những người tự hỏi liệu chúng ta có để cho cuộc đời mình đắm chìm không phương cứu chữa chăng. Cho những ai tin chắc rằng chúng ta đã vĩnh viễn làm giảm giá trị của mình trước mặt Chúa. Cho những người không thể nhấc bàn chân lên được bởi nỗi đau và thắc mắc làm sao chúng ta có thể tiếp tục sống dưới bóng tối làm chúng ta tê liệt như vậy. Cho những người nhìn cuộc đời mình và biết cách giải thích các dữ liệu chỉ nhờ kết luận rằng về cơ bản Đức Chúa Trời rất chỉ li, bủn xỉn.
Nói cách khác, sách ” Nhu Mì Và Khiêm Nhường” được viết cho những Cơ Đốc nhân bình thường. Tóm lại, sách dành cho tội nhân và những người đang đau khổ. Chúa Giê-xu thấy thế nào về họ?
Có thể có người sẽ nhướng mày. Chúng ta có đang nhân tí, Chúa Giê-xu quá mức không khi nói về tình cảm của Ngài theo cách này? Ở một góc độ khác, tấm lòng của Đấng Christ liên hệ thế nào đến giáo lý Ba Ngôi ~ Đấng Christ liên hệ với chúng ta có khác với Cha hay Thánh Linh liên hệ với chúng ta không? Hay chúng ta đã không quân bình khi hỏi điều cốt lõi nhất đối với bản chất của Đấng Christ là gì? Tình thương của Ngài liên hệ thế nào đến cơn thịnh nộ của Ngài? Rồi tình thương của Ngài hòa hợp thế nào với điều chúng ta tìm thấy trong Cựu Ước và trong chân dung của Ngài trong Cựu Ước?
Những câu hỏi này không chỉ chính đáng mà còn cần thiết nữa. Vì vậy, chúng ta sẽ bàn luận đến chúng với sự thận trọng về phương diện thần học. Nhưng cách an toàn nhất để giữ tính chính xác về thần học là bám sát theo bản văn Kinh thánh. Và chúng ta sẽ hỏi Kinh thánh nói gì về tình thương của Đấng Christ, Kinh thánh nghĩ gì về sự vinh quang của tình yêu Thiên Chúa đối với cuộc đời đầy thăng trầm của chúng ta.
Nhưng chúng ta không phải là người đầu tiên đọc Kinh thánh, cũng không phải là người thông minh nhất. Xuyên suốt lịch sử hội thánh, Đức Chúa Trời đã dấy lên những giáo sư có sự hiểu biết sâu sắc và tài năng đặc biệt để dẫn những người còn lại như chúng ta vào đồng cỏ xanh tươi và mé nước bình tịnh của lẽ thật Đức Chúa Trời là ai qua Đấng Christ. Ta sẽ đặc biệt tập trung vào một giai đoạn lịch sử, giai đoạn Đức Chúa Trời ban những giáo sư Kinh thánh sắc bén ấy là nước Anh những năm 1600 và thời kỳ của Thanh giáo.
Quyển sách nói về tình thương của Đấng Christ này sẽ không tồn tại nếu tôi không tình cờ gặp những người Thanh giáo, nhất là Thomas Goodwin. Chính Goodwin hơn ai hết là người đã mở mắt tôi để nhìn thấy qua Đấng Christ, Đức Chúa Trời là ai đối với những tội nhân hay thay đối, theo cách tự nhiên và dễ dàng nhất. Nhưng Goodwin và những người khác được nêu lên trong sách này, như là Sibbes và Bunyan cũng chỉ là những ống dẫn chứ không phải nguồn. Kinh thánh mới chính là nguồn. Họ chỉ cho chúng ta thấy một cách sâu sắc và rõ ràng điều Kinh thánh đang nói với chúng ta Đức Chúa Trời thật sự là ai.
Và vì vậy, chiến lược của quyển sách này sẽ chỉ là lấy một phân đoạn Kinh Thánh hoặc một chút lời dạy của người Thanh giáo hay người khác và suy ngẫm điều đang được nói đến về tình thương của Đức Chúa Trời và của Đấng Christ. Chúng ta sẽ suy nghĩ về tiên tri Ê-sai và Giê-rê-mi, sứ đồ Giăng và Phao-lô, người theo Thanh giáo như Goodwin, Sibbes, Bunyan và Owen, và những người khác như Edwards, Spurgeon và Warfield, rồi sẵn sàng đón nhận điều họ nói với chúng ta về tình thương của Đức Chúa Trời và của Đấng Christ. Câu hỏi chủ đạo là: Ngài là ai? Sẽ có sự tiến triển khá tự nhiên xuyên suốt sách, từ chương này đến chương khác, dù không phải theo kiểu xây dựng lý lẽ hợp lý mà là nhìn vào một viên kim cương là tình thương Đấng Christ từ nhiều góc cạnh khác nhau.
Nhu Mì Và Khiêm Nhường
Phúc Âm không chỉ cho chúng ta sự chuộc tội hợp pháp – một lẽ thật quý báu bất khả xâm phạm mà còn kéo chúng ta vào chính tấm lòng của Đấng Christ. Có thể bạn biết rằng Christ đã chết và sống lại vì bạn để tha thứ mọi tội lỗi của bạn; nhưng bạn có biết tình yêu thương lớn lao của Ngài dành cho bạn không? Bạn có sống với nhận thức không chỉ về việc chuộc tội của Ngài vì tình trạng tội lỗi của bạn, mà cả tấm lòng khao khát của Ngài bất chấp tình trạng tội lỗi của bạn không?
Một người vợ có thể nói với bạn nhiều điều về chồng của cô ấy – chiều cao, màu mắt, thói quen ăn uống, trình độ giáo dục, công việc làm, sự tháo vát trong gia đình, người bạn thân nhất của anh ấy, những sở thích của anh ấy, sơ lược tính cách anh ấy theo Myers-Bripo (theo mẫu cá tính DISC – ND), đội bóng anh ấy yêu thích. Nhưng cô ấy làm sao để diễn tả ánh mắt của anh dành cho cô khi ngồi đối diện nhau trong bữa ăn tối tại nhà hàng mà yêu thích. Cái nhìn đó nói lên nhiều năm tháng của một tình bạn ngày càng sâu đậm, của hàng ngàn cuộc trò chuyện và tranh cãi mà họ đã trải qua, của cái ôm đây trìu mến dù có chuyện gì xảy ra. Ánh nhìn ngay lúc đó nói lên sự bảo vệ đầy yêu thương của anh ấy rõ hơn hàng ngàn từ ngữ phải không? Tóm lại, cô ấy có thể nói gì với người khác về tình yêu của chồng dành cho cô ấy?
Mô tả điều chồng bạn nói và làm, dáng vẻ của chàng là một chuyện. Còn mô tả tình yêu của chàng dành cho bạn là một chuyện khác, sâu xa hơn và chân thực hơn.
Với Đấng Christ cũng vậy. Biết giáo lý nhập thể, chuộc tội và hàng trăm giáo lý quan trọng khác là một chuyện. Còn biết tình yêu thương của Ngài dành cho bạn là một chuyện khác.
Ngài là ai?
———————————-
THÔNG TIN VỀ CHÚNG TÔI
ỦY BAN CƠ ĐỐC GIÁO DỤC – HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM (MIỀN BẮC)
- Địa chỉ : Số 2 Ngõ Trạm – Hàng Bông – Hoàn Kiếm – Hà Nội
- Hotline : 0349 013 597 – 0377 234 834 (gặp Khánh)
- Email : codocgiaomucmienbac@gmail.com
- Facebook : Văn Phòng Phẩm Cơ Đốc (group) – Ủy Ban Cơ Đốc Giáo Dục Miền Bắc (page)